Công Ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Toàn Cầu
Tiếng ViệtEnglish

Bộ nguồn thủy lực

Hầu hết các bộ nguồn thủy lực đều có những hình dạng khác nhau phụ thuộc vào nguyên lý hoạt động và yêu cầu của máy mà người sử dụng . Tuy nhiên đặc điểm chung của bộ nguồn thủy lực cơ bản bao gồm các phần tử như sau:
 
1. Bơm thủy lực:  thiết bị để chuyển năng lương  cơ học sang năng lương chất lỏng (thủy lực). 
    - Tùy theo từng mục đích sử dụng mà ta có thể dùng nhiều loại bơm khác nhau (Bơm cánh tạt, bơm piston, bánh răng).
    - Bơm có thể tích hành trình cố định (bơm bánh răng ăn khớp trong, bơm bánh răng ăn khớp ngoài).
    - Bơm có thể tích hành trình thay đổi được (các loại bơm Piston hướng kính, hướng trục.)
    - Bơm có khả năng điều chỉnh nhiều thông số: điều chỉnh áp suất, lưu lượng hoặc công suất.
 
2. Motor điện: Không chuyển đổi  dạng năng lượng này sang năng lượng khác nhưng Motor chuyển năng lượng điện sang năng lượng cơ.
 Động cơ điện được chia thành 2 loại AC và DC. Hầu hết các động cơ đều dựa trên các từ trường thay đổi theo thời gian.
 
3.Thùng chứa dầu: 
 
     - Chứa dầu thủy lực của toàn hệ thống.
     - Là nơi phân tách khí ra khỏi dầu.
     - Giải nhiệt của dầu.
     - Lưu giữ những chất bẩn trong hệ thống.
     - Trong nhiều trường hợp còn là nơi gá lắp các thành phần của hệ thủy lực khác nữa như: Bơm dầu - động cơ điện, các khối valve điều khiển...
 
Cách tính kích thước thùng dầu
     - Thể tích dầu của toàn bộ hệ thống (ở trạng thái nghỉ, xy lanh co hết...).
     - Nhiệt độ làm việc của dầu => Khả năng tự giải nhiệt của thùng.
     - Kích thước không gian lắp ráp cho phép; Phương án bố trí bơm, thiết bị.
     - Mức dầu tối thiểu để đảm bảo đường hút cửa bơm không bị lẫn không khí.
 
      Thông thường để đơn giản, người ta tính toán thể tích làm việc của thùng dầu ở mức 3-5 lần lưu lượng bơm trong 1 phút và công thêm 10% thể tích không khí giãn nở.
 
                                     V (lít) = (3-5) x Q (lpm) x 110%
 
4. Thước đo dầu:dùng quan sát,đo mức dầu khi cấp dầu vào thùng chứa cũng như quan sát sự  thiếu hụt  của  dầu trong quá trình vận hành thiết bị.
 
5. Nắp rót dầu và thông khí: để rót dầu qua lọc tránh các vật khác hoặc bẩn rơi vào thùng dầu và thở khí trạm nguồn làm việc.
 
6.Lọc trên đường hút của bơm: để bảo vệ bơm không bị các vât lớn hơn 25 Mk làm mòn và hỏng bơm.Cũng như các thiết bị thủy lực khác của hệ thống.
 
7. Lọc hồi: dùng để lọc dầu về sau khi đã đi qua các cơ cấu chấp hành (các van;xi lanh;motor thủy lực…) mang bẩn trên đường đi làm việc trở về.
 
8. Đế van: là tổ hợp các đường ống của hệ thủy lực được chế tạo theo sơ đồ và kích thước các van lắp trên nó.
 
9. Van áp suất:  để chỉnh áp suất như đã thiết kế hoặc chỉnh khi chạy thử trạm nguồn.
 
10.Đồng hồ: để quan sát số đo áp suất của hệ thống khi chỉnh.
 
11.Khóa đồng hồ: để bảo vệ đồng hô khi không cân thiết cho đồng hồ chạy.
 
12. Van một chiều: để bảo vệ bơm khỏi bị xung va đập và giữ dầu trong hệ thống khi hệ thống ngừng không làm việc.
 
13 Hệ thống van: (van phân phối;van tiết lưu; van chống lún;van giảm áp;van phân phối tỷ lệ;van tỷ lệ áp suất; van logich .v.v…) 
để điều hành các cơ cấu chấp hành theo quy trinh công nghệ của hệ thống hoặc của thiết bị tùy thuộc quy trình công nghệ của nhà thiết kế hệ thống.
Công Ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Toàn Cầu
Địa chỉ: 143 Đường số 6, P. Phước Bình, Quận 9, TP.HCM
Tel: (084) 028 3728 196 (04 lines) - Fax: (084) 028 3728 1966

Email : toancau@gets.com.vn

 

XEM THÊM CÁC TIN TỨC KHÁC